Thư viện - Trường Đại học Công nghệ Thông tin

Giới thiệu sách giáo trình phục vụ các môn học về lý luận chính trị và pháp luật đại cương

Thư viện UIT

Thư viện UIT - 12 tháng 9, 2024

Giới thiệu sách giáo trình phục vụ các môn học về lý luận chính trị và pháp luật đại cương

Thân gửi các em sinh viên,

Thư viện giới thiệu các tựa giáo trình chính phục vụ các môn học Lý luận chính trị và Pháp luật đại cương, cụ thể như sau:

1. Tài liệu học tập lý luận nhà nước và pháp luật, NXB: ĐHQG-HCM, 2022

Môn học tương ứng: Pháp luật đại cương - SS006

Link biểu ghi: https://opac.vnulib.edu.vn/record=b1414304~S1*vie

2. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), NXB: Chính trị Sự thật, 2021

Môn học tương ứng: Tư tưởng Hồ Chí Minh - SS003

Link biểu ghi: https://opac.vnulib.edu.vn/record=b1360284~S17*vie

3. Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), NXB: Chính trị Sự thật, 2023

Môn học tương ứng: Triết học Mác -–Lênin - SS007

Link biểu ghi: https://opac.vnulib.edu.vn/record=b1410980~S17*vie

4. Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), NXB: Chính trị Sự thật, 2021

Môn học tương ứng: Chủ nghĩa xã hội khoa học - SS009

Link biểu ghi: https://opac.vnulib.edu.vn/record=b1360170~S17*vie

5. Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB: Chính trị Sự thật, 2018

Môn học tương ứng: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam - SS010

Link biểu ghi: https://opac.vnulib.edu.vn/record=b1360173~S17*vie

6. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Tái bản lần 3 (dùng cho khối không chuyên ngành lý luận chính trị), 2024

Môn học tương ứng: Kinh tế chính trị Mác - Lênin - SS008

Link biểu ghi: https://opac.vnulib.edu.vn/record=b1421278~S1*vie

Với mỗi tựa, thư viện bổ sung có giới hạn 30 bản (phục vụ mượn về nhà và 1-2 bản chỉ đọc tại chỗ). 

*Ghi chú: Nếu sinh viên có nhu cầu mua một trong các tựa giáo trình trên, vui lòng liên hệ Anh/Chị trực tại quầy để hỗ trợ liên hệ nhà cung cấp nhận đơn hàng và cung cấp theo yêu cầu.

1.jpg

Ngoài chương nhập môn, trình bày về đối tượng, chức năng, nhiệm vụ, nội dung và phương pháp nghiên cứu, học tập lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, giáo trình có kết cấu gồm 03 chương: Chương 1 nêu quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945). Chương 2 nêu về quá trình Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước (1945 - 1975); Chương 3 nêu quá trình Đảng lãnh đạo cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới (từ năm 1975 đến nay). Giáo trình cung cấp cho sinh viên những tri thức vừa cơ bản, vừa chuyên sâu, mang tính hệ thống về quá trình ra đời và lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; cung cấp cơ sở lịch sử, củng cố niềm tin của thế hệ trẻ vào con đường cách mạng giải phóng dân tộc và phát triển đất nước; trang bị phương pháp nhận thức biện chứng, khách quan về quá trình Đảng ra đời và lãnh đạo cách mạng;… từ đó nâng cao hiểu biết lý luận, nắm bắt thực tiễn, vận dụng vào xem xét, đánh giá vai trò và sự lãnh đạo của Đảng, góp phần thiết thực vào công tác xây dựng Đảng ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

2.jpg

Giáo trình do GS.TS. Hoàng Chí Bảo làm chủ biên, cùng tập thể tác giả là những nhà nghiên cứu, nhà giáo dục có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu, giảng dạy về chủ nghĩa xã hội khoa học; được biên soạn theo quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Giáo trình thể hiện nhiều kết quả nghiên cứu mới về chủ nghĩa xã hội khoa học, gắn với thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Giáo trình gồm 7 chương. Ngoài chương nhập môn trình bày sự ra đời, các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa xã hội gắn liền với vai trò của C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin; đối tượng, phương pháp và ý nghĩa việc nghiên cứu, học tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học; các chương còn lại trình bày một cách hệ thống, toàn diện lý luận về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với những đặc trưng bản chất về: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Nền dân chủ và Nhà nước xã hội chủ nghĩa; Cơ cấu xã hội – giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Vấn đề dân tộc và tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Giáo trình nhằm giúp sinh viên, học viên nắm được những tri thức cơ bản, cốt lõi nhất, mở rộng và chuyên sâu về Chủ nghĩa xã hội khoa học, một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác – Lênin; từ đó nâng cao hiểu biết thực tiễn và khả năng vận dụng các tri thức nói trên vào việc xem xét, đánh giá những vấn đề chính trị – xã hội của đất nước liên quan đến chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; nắm chắc và vận dụng thành thạo những kiến thức đã học vào công việc giảng dạy của cá nhân sau khi ra trường. 

4.jpg

Giáo trình được kết cấu gồm 6 chương, trình bày những vấn đề cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh. Chương 1 đề cập những vấn đề chung nhất của môn học (khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh); Chương 2 trình bày cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Các chương còn lại gồm các nội dung: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế; Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, con người.

Giáo trình góp phần giúp người học hiểu sâu sắc, toàn diện và đầy đủ hơn về vai trò, vị trí, ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh, các nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó vận dụng, liên hệ với thực tiễn học tập, rèn luyện, xây dựng nhân cách để trở thành công dân tốt, đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước.

5.jpg

Nội dung cơ bản của Tài liệu học tập môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật bao gồm các vấn đề lý luận, những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật. Ngoài ra, tài liệu còn giới thiệu một cách chung nhất về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

6.jpg

Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), Tái bản lần 3 - 2024 là tài liệu học tập hữu ích cho những sinh viên đang theo học chương trình không chuyên về lý luận chính trị tại đại học. Với sự chủ biên của PGS.TS. Ngô Tuấn Nghĩa và sự đóng góp của những nghiên cứu viên, giáo viên có nhiều kinh nghiệm, cuốn sách giới thiệu một cách hệ thống về lý luận kinh tế chính trị Mác – Lênin, từ sự ra đời và phát triển của môn học đến phương pháp nghiên cứu và chức năng của khoa học kinh tế chính trị Mác – Lênin trong nhận thức và thực tiễn.

Bên cạnh đó, giáo trình cung cấp những kiến thức cơ bản về lý luận giá trị lao động của C. Mác thông qua các phạm trù về hàng hóa, tiền tệ, giá cả, quy luật giá trị và tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, năng suất lao động, giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Điều này giúp cho sinh viên có được cái nhìn bao quát và chi tiết về lý luận cơ bản của kinh tế chính trị Mác – Lênin, đồng thời cũng tạo ra những định hướng, giải pháp cho những vấn đề cụ thể của đất nước và xã hội.

Tóm lại, cuốn sách Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), Tái bản lầm 3-2024 được xây dựng kỹ lưỡng, hệ thống và đầy đủ những kiến thức cần thiết cho sinh viên đang theo học chương trình không chuyên về lý luận chính trị. Cuốn sách sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo quý giá giúp cho sinh viên nắm vững những lý luận kinh tế chính trị cơ bản, đồng thời cũng là tài liệu giúp tạo đà cho các nghiên cứu về lý luận chính trị ở Việt Nam. 

3.jpg

Giáo trình gồm 03 chương: Chương 1, trình bày những nét khái quát nhất về triết học, triết học Mác - Lênin và vai trò của triết học Mác - Lênin trong đời sống xã hội; Chương 2, trình bày những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, gồm: vấn đề vật chất và ý thức; phép biện chứng duy vật; lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng; Chương 3, trình bày những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, gồm: vấn đề hình thái kinh tế - xã hội; giai cấp và dân tộc; nhà nước và cách mạng xã hội; ý thức xã hội; triết học về con người.